Các loại nấm ăn là những món khoái khẩu của rất nhiều người, không chỉ có vậy các loại nấm này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch...
1. Nấm tai mèo: Còn được gọi là Mộc nhĩ đen: Đây là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.
2. Nấm hương:
Còn gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm..., được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác).
Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa... Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu
3. Nấm mỡ :Có công dụng bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là thực phẩm thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, người viêm phế quản mạn, viêm gan mạn và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu. Nấm mỡ rất giàu đạm, nguyên tố vi lượng và nhiều loại axit amin quý. Nó có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn ecoli. Trong bữa ăn hằng ngày, nấm mỡ được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của nó và tạo cho món ăn có hương vị thơm ngon, người ta thường phối hợp nấm mỡ với nhiều loại thực phẩm khác
4- Nấm rơm :
Tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Có thể chế biến riêng nấm rơm để ăn hoặc dùng phối hợp trong các món ăn bài thuốc khác.
Nấm rơm chữa được các bệnh như: di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ. Chữa cơ thể suy nhược, trí nhớ giảm sút, hỗ trợ chữa ung thư và một số bệnh truyền nhiễm. Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng….
5. Nấm mối :
Là một loại thực phẩm quý hiếm, hương vị ngọt, thơm đặc trưng không loại nấm nào thay thế được.
Mùa nấm mối bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Tại thời điểm đó, tận dụng thời tiết lúc nóng, lúc ẩm, lúc mưa xen nhau, đất mềm xốp, mối dùng khả năng riêng tiết ra những chất đặc biệt tạo men nấm bọc quanh tổ mối.
Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa và có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các virus
6. Nấm trâm vàng:
Nấm Trâm vàng thường xuất hiện vào cuối mùa thu, đầu mùa xuân, loại nấm trâm vàng này có hình dáng hơi nhỏ, thân dài giống như rau trâm vàng, ưa thích nhiệt độ thấp, thậm chí có thể sinh sống trong gió tuyết.
Là một trong những loại nấm ăn ngon, được nổi danh từ rất lâu, nấm trâm vàng có mùi vị rất đặc trưng, thịt nấm ngon, mềm, bên trong có chứa tới 8 loại axitamin có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt.
7. Nấm mỡ gà:
Nấm có hình dáng khá đặc biệt, mép xung quanh nón nấm nhô lên cao trong khi phần đỉnh giữa lại lõm xuống và màu sắc toàn thân nấm màu vàng mơ hay màu lòng đỏ trứng gà nên được gọi là nấm mỡ gà. Thân cây nấm thuộc chất thịt, màu trắng ngả vàng, ăn có vị ngọt, nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nấm mỡ gà có hoạt tính chống ung thư, có tác dụng khống chế các tế bào gây ung thư.
8. Nấm hải sản:
Có màu trắng sáng, vị như hải sản, chứa nhiều protein và a-xít amin, rất tốt chosức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.
9. Nấm vị cua:
Còn có tên gọi là nấm Ngọc Tẩm. Đây là loại nấm có vị cua độc đáo. Nấm chứa chất lysine, arginine, dextran, có tác dụng phát triển trí óc (nhất là đối với thanh thiếu niên), kháng dịch, chống xơ gan, nâng cao thể lực để phòng bệnh.
10. Nấm Linh chi:
Đây là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh.Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có 1 màu riêng: nâu, đỏ vàng, đỏ cam).Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận và hình tròn.
CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI NẤM
Có hơn 20 loại nấm khác nhau, được chia làm 3 nhóm: Nấm Quý thiên nhiên, Nấm gan bò và nấm tươi. Mỗi loại có những hình dáng và mùi vị khác nhau nhưng đều là những bài thuốc tốt cho sức khỏe con người.
I/ NẤM QUÝ
1. Hoa đông trùng hạ thảo
- Màu vàng sậm, rất thơm, ngậy
- Công dụng: tốt phổi, tim mạch, hen suyễn, giảm đau nhức đầu gối, xương khớp, chống các tế bào ung thư, giảm đường trong máu tốt cho người tiểu đường, làm đẹp da, tăng cường sức khỏe.
2. Nấm bụng dê:
- Hình cầu, thân dài, bề mặt có nhiều miếng lõm nhỏ, nhìn như bụng dê
- Mùi vị: thơm dễ chịu, thịt nấm mềm
- Nấm bụng dê là một trong những loại nấm quý nhất trong các loại nấm ăn,có tác dụng chống oxy hoá, bổ thận, tráng dương
3. Nấm tùng nhung:
- Thịt nấm dày, béo
- Mùi vị: đặc thù
- Thành phần: protein cao, chất béo, chất xơ, B1, B2, C…
- Tăng cường sức khỏe, tiêu hóa tốt, giảm đau, trị bệnh tiểu đường, chống ung thư.
4. Nấm kê tùng:
- Thịt nấm béo, non, giòn
- Nhiều dưỡng chất: protein, canxi, nhiều chất khác
5. Nấm vuốt hổ đen
- Chóp nấm có răng như hổ (gọi là nấm vuốt hổ)
- Thịt nấm dày, vàng đậm, thịt bên trong mịn, ăn ngon
- Mát gan, hạ huyết áp.
6. Nấm hoa ngọc (nấm măng hoa)
- Được mệnh danh là hoa của các loài nấm do có hình dáng rất đẹp, nấm măng được xem là một thứ quý hiếm, đặc sản của thiên nhiên.
- Thịt nấm măng rất mềm, khi ăn có vị như măng
- Có hoạt tính chống ung thư rất tốt
7. Nấm đầu ông lão
- Nấm đầu ông lão có hình dáng khá lớn, màu trắng, hình tròn, có các vân trông giống hình đầu người nên có tên gội là nấm đầu ông lão. Thịt nấm có mùi vị ngon, giòn, béo.
- Có tác dụng cầm máu vết thương, tiêu phù, giải độc.
II/ NẤM GAN BÒ
1. Gan bò mỹ vị:
- Khá lớn, thịt dày, béo, mùi thơm, ngọt
- Thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược
2. Gan bò sữa
- Thịt nấm màu trắng, khi bị cắt chuyển sang màu phấn
3. Gan bò sữa đỏ
- Màu đỏ tươi, mùi thơm nhẹ nhàng, vị ngọt ngọt
- Chứa nhiều protein, chất béo, đường, nhiều axitamin, protein khác
4. Gan bò đen
- Mùi vị như hoa quả, thơm, ngon, thân nấm dày, béo
- Giảm mệt nhọc. hồi phục sức khỏe
5. Gan bò vàng
6. Gan bò tía
- Màu hơi đỏ. Bị cắt chuyển thành màu xanh
- Thịt dày, béo, thơm ngon
- Giá trị dinh dưỡng cao, không chế, triệt tiêu mầm ung thư tới 99%
7. Nấm mầm thông
1. Nấm thủy tinh trắng
2. Nấm thủy tinh nâu
3. Nấm trà
- Thường có vào mùa xuân, thu, thịt nấm tươi, ngon, vị đậm
- Có tác dụng chống ung thư đạt 80%, chống kết hạch lên tới 90%
4. Nấm tiên:
- Giống cổ tay con gái, trắng, ưa nhìn
- Tốt cho tiêu hóa, làm đẹp da
- Mép thân nấm nhô lên cao, nhưng phần đỉnh lõm xuống, màu vàng mơ hoặc lòng đỏ trứng gà.
- Nấm có tác dụng chống các tế bào ung thư.
6. Nấm kim châm vàng
7. Nấm kim châm trắng
- Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ
- Nấm kim châm chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt, chất lysin giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.
8. Nấm hải sản (nấm ngọc châm)
- Màu trắng, thịt nấm mềm, ăn có vị như hải sản
- Chứa nhiều protein, axitamin tốt cho sức khỏe
9. Nấm hương tươi
- Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Loại này được mệnh danh là vua của các loại nấm vì mùi thơm hấp dẫn sau khi chế biến.
- Chứa nhiều đạm, vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, nhôm, sắt, magie,...
- Nấm có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường miễn dịch, trợ giúp tiêu hóa.
10. Nấm bạch linh
- Bồi bổ khí huyết, tốt cho tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ, phòng ung thư, lão hóa, viêm gan cấp mãn tính, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu đục.
Xin giới thiệu một số loài nấm quý đã được Trung tâm Nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu (Công ty TNHH Linh chi VINA) nhân giống và nuôi trồng thành công.
Nấm Tâm Trúc là loại thực phẩm cao cấp có nhiều đặc tính chữa bệnh. Đây là một loài nấm thường mọc trên đất, dọc bờ ruộng, tên thông dụng là Tâm Trúc hay Nữ Hoàng, tên tiếng Anh là Stinkhorn, tên khoa học làDictyophora indusiata.
Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nấm Tâm Trúc lớn nhất thế giới dưới dạng nấm sấy khô (bán trong các cửa hàng đông dược hoặc thực dược). Ở Việt Nam, loại nấm này được phát hiện mọc hoang tại tỉnh Long An từ năm 2004. Sau đó, mẫu nấm được phân lập, lưu trữ giống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét